Streptomyces là một loại vi khuẩn gram dương phát triển trong nhiều môi trường khác nhau và hình dạng của nó giống như nấm sợi. Nó thường sống ở trong đất và có vai trò là vi sinh vật phân hủy rất quan trọng. Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của xạ khuẩn streptomyces là khả năng hình thành kháng sinh.
Amino cung cấp nguồn protein dễ hấp thu, nhanh chóng, đúng tỉ lệ amino acid cũng như đúng lúc mà cây trồng cần nhất, trước hoặc sau khi thu hoạch. Amino giúp cho cây trồng phục hồi nhanh chóng và đẩy mạnh quá trình phát triển của cây trồng
Khi bổ sung một lượng lớn Bacillus vào môi trường nước thải, nước ao nuôi, chúng sẽ bắt đầu thích nghi với môi trường. Sử dụng các chất hữu cơ và vô cơ có trong nước thải để phát triển tạo thành quần thể vi sinh vật có ích, từ đó hình thành bùn hoạt tính. Bacillus có khả năng tiết ra enzyme protease nên góp phần phân hủy nhanh các chất hữu cơ.
Bacillus licheniformis (B. licheniformis) là một phần của nhóm Subilis cùng với Bacillus subtilis. Đây là một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong đất và lông chim. Nó thường được tìm thấy xung quanh vùng ngực của chim và bộ lông lưng. B. licheniformis là một loại vi khuẩn gram dương hình que, ưa nhiệt.
Nhiều lựa chọn thay thế cho kháng sinh đã được đề xuất như: men vi sinh, prebiotic, axit hữu cơ, chiết xuất phytogen và các vật liệu chức năng khác. Trong thập kỷ qua, các chất phụ gia này đã được chứng minh là có khả năng hữu ích để kiểm soát mầm bệnh và tăng cường hiệu suất;
Bacillus subtilis (B.Subtilis) là một chủng vi sinh vật quý và được gọi là lợi khuẩn bởi những ích lợi mà nó mang lại đối với ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản cũng như xử lý môi trường. Nghe thì có vẻ không thực tế, tuy nhiên thực tế đã chứng minh lợi ích mà loại vi khuẩn này mang lại trong các ứng dụng thực tiễn...
Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đang trong lộ trình loại bỏ dần kháng sinh phòng bệnh trong thức ăn chăn nuôi. Điều này nhằm khắc phục tình trạng kháng kháng sinh trong chăn nuôi, bên cạnh việc cấm sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi với mục đích kích thích tăng trưởng, việc loại bỏ việc sử dụng kháng sinh còn để tránh mục đích phòng bệnh trong thức ăn chăn nuôi.
Các loài côn trùng gây hại như: rầy nâu, bọ xít, châu chấu, cào cào, mối, sâu ăn lá, ve gia súc… đã gây thiệt hại lớn về kinh tế và nông nghiệp ở nhiều nơi trên thế giới. Các trung gian truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết và bệnh giun chỉ là Aedes spp, Anophele spp, và culex spp đã gây ra dịch bệnh và gây tử vong hàng năm.
Bacillus thuringiensis (BT) là một loại vi khuẩn đất tự nhiên, gây bệnh cho côn trùng gây hại. Nó được dùng trong canh tác hữu cơ và được coi là lý tưởng cho việc quản lý dịch hại với chi phí thấp, dễ áp dụng, độc lực cao và tính đặc hiệu loài vật chủ hẹp. Do đó, BT được coi là thân thiện với môi trường, không có tác đụng độc hại đối với địch thủ thiên nhiên và con người. Hoạt động của Bacillus thuringiensis dựa trên độc tố được tiết ra bởi loại vi khuẩn này.
Thách thức gần đây đối với ngành nông nghiệp tiên tiến phải đối mặt là làm sao để diệt được tuyến trùng và nấm bệnh cho cây trồng, đồng thời đạt được năng suất cao hơn theo cách thuận tự nhiên, thân thiện môi trường, không gây độc hại cho môi trường cũng như người làm nông. Vì vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu để tìm ra các giải pháp thân thiện môi trường, đó là ứng dụng rộng rãi hơn các chất diệt khuẩn sinh học. Trong số các loại nấm và vi khuẩn sinh học được sử dụng làm chất diệt khuẩn thì nấm Trichoderma tạo ra các enzyme khác nhau đóng vai trò chính trong hoạt động kiểm soát sinh học, chống lại tuyến trùng, nấm bệnh trên các loại cây trồng khác nhau.