Lợi ích và những ứng dụng của lợi khuẩn Bacillus Subtilis trong chăn nuôi
Kháng sinh từ lâu đã được sử dụng làm phụ gia thức ăn và đã được chứng minh là thúc đẩy tăng trưởng, ổn định hệ vi sinh vật đường ruột và ngăn ngừa một số bệnh lý. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi đã dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn đường ruột và tạo ra vi khuẩn đa kháng thuốc. Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh dẫn đến sự tồn tại của dư lượng kháng sinh trong các sản phẩm động vật. Do đó, để đảm bảo an toàn cho các sản phẩm động vật cho người tiêu dùng, nhiều nước trên thế giới bao gồm cả Việt Nam đang trong lộ trình hạn chế và nghiêm cấm sử dụng thuốc kháng sinh làm chất kích thích tăng trưởng trong chế độ ăn của động vật nuôi.
Nhiều lựa chọn thay thế cho kháng sinh đã được đề xuất như: men vi sinh, prebiotic, axit hữu cơ, chiết xuất phytogen và các vật liệu chức năng khác. Trong thập kỷ qua, các chất phụ gia này đã được chứng minh là có khả năng hữu ích để kiểm soát mầm bệnh và tăng cường hiệu suất; và đã được áp dụng thành công trong chăn nuôi. Trong số nhiều chất phụ gia thức ăn được sử dụng thay thế cho kháng sinh, men vi sinh được nghiên cứu và cho kết quả là có các chức năng hữu ích cần thiết để thay thế kháng sinh hiệu quả.
Bacillus được xem là một lợi khuẩn cho sức khỏe đường ruột, khi được dùng đủ lượng, sẽ mang lại hiệu quả sinh lý có lợi cho vật chủ. Chúng được sử dụng để cải thiện cân bằng hệ vi sinh đường ruột – do đó tạo ra một môi trường tối ưu để tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Những vi khuẩn có lợi này cũng giúp làm giảm sự sinh trưởng và/hoặc khả năng gây bệnh của vi khuẩn gây bệnh, đồng thời ảnh hưởng tích cực đến hệ thống miễn dịch. Nhìn chung, điều này sẽ giúp cho sức khỏe và hiệu suất sinh trưởng và phát triển của động vật tốt hơn. Trong khi kháng sinh có tác dụng cụ thể đối với mầm bệnh và cũng có thể thấy một số đặc tính chống viêm, thì men vi sinh có nhiều chế độ tác động và đem lại lợi ích toàn diện hơn cho vật chủ.
Cấu tạo và đặc điểm của bào tử Bacillus subtilis
- Do thuộc chi Bacillus nên bacillus subtilis có điểm chung về hình dạng que, kích thước nhỏ, cấu tạo 2 đầu tròn.
- Có khả năng tồn tại ở nhiều môi trường khắc nghiệt: khả năng chịu nhiệt, ẩm, tồn tại trong cả môi trường có tia tử ngoại, tia phóng xạ.
- Bacillus là vi khuẩn hiếu khí, ưa oxy nhưng lại có khả năng phát triển trong điều kiện thiếu oxy.
- Bào tử Bacillus subtilis là giai đoạn tiền sinh của vi khuẩn bacillus subtilis. Nó giúp cho loài vi khuẩn này sống sót qua môi trường bất lợi: nghèo dinh dưỡng, nhiệt độ rất cao hoặc rất thấp, pH không ổn định, không thích hợp… Mỗi tế bào Bacillus subtilis chỉ tạo ra 1 bào tử.
Cơ chế tác động của lợi khuẩn Bacillus subtilis trong chăn nuôi
- Cạnh tranh dinh dưỡng: Nếu mật độ bacillus subtilis hiện diện số lượng lớn trong đường ruột sẽ cạnh tranh dinh dưỡng và không gian sống với vi khuẩn khác.
- Ức chế sự sinh trưởng vi khuẩn gây bệnh và nấm: vi khuẩn này sản sinh ra các bào tử phát triển rất nhanh, vừa chiếm dinh dưỡng của các loài vi khuẩn khác (trong đó có vi khuẩn gây bệnh) vừa sản sinh kháng sinh subtilin làm ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn gây bệnh và các loại nấm.
- Khả năng chống chịu acid dạ dày và dịch tiêu hóa: bào tử có tác dụng này đồng thời không chống acid nên vai trò chống lại vi khuẩn gây bệnh được đảm bảo
- Tổng hợp các chất chống vi trùng, sản xuất kháng sinh: Khuẩn Bacillus đóng một vai trò quan trọng trong ruột vì hoạt động trao đổi chất cao của chúng. Hiệu suất của Bacillus chủ yếu được xác định bởi khả năng sản xuất kháng sinh của chúng. Bacillus subtilis là loại khuẩn có năng suất cao nhất, chúng dành 4-5% bộ gen để tổng hợp kháng sinh và tạo ra 66 loại kháng sinh. Các loại kháng sinh này có cấu trúc và phổ hoạt động kháng khuẩn khác nhau. Bacillus subtilis tổng hợp chất chống vi trùng có tác dụng kháng khuẩn chống lại phổ rộng của mầm bệnh. Do đó, chế phẩm sinh học có chứa B. subtilis là lựa chọn lý tưởng bởi chúng hoạt động phổ rộng và có khả năng chống lại các mầm bệnh khác nhau.
- Tổng hợp enzyme: Bacillus subtilis tồn tại ở trạng thái bào tử, khi vào dạ dày nó không bị acid cũng như các men tiêu hóa ở dịch vị phá hủy. Nhờ vậy bào tử của B.subtilis có thể qua được rào chắn tiêu hóa, một phần bào tử nảy mầm trong ruột non và sinh sôi trong đường ruột. Ở ruột, bào tử nảy mầm và phát triển thành thể hoạt động giúp cân bằng hệ vi sinh có ích trong đường ruột, cải thiện hệ thống tiêu hóa. Giai đoạn này, B. Subtilis tổng hợp nhiều chất có hoạt tính sinh học có lợi cho cơ thể như các enzyme thủy phân (protease, α-amylase) và một số enzyme khác hoạt động mạnh có lợi cho tiêu hóa ở ruột, các vitamin, axit amin…
Một số enzyme được tổng hợp từ B. subtilis có vai trò:
- Làm cho pH ở ruột ổn định, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn sinh hơi và vi khuẩn gây bệnh.
- Cung cấp ngay cho cơ thể một số men tiêu hóa cần thiết, làm cho tiêu hóa trở lại bình thường trong khi hệ vi khuẩn ở ruột chưa lập lại trạng thái cân bằng.
- Ở thành bào tử B.subtilis có enzyme giống như lysozyme có khả năng dung giải trực tiếp một số vi khuẩn gây bệnh như: proteus, staphylococcus, e.coli.
Việc sử dụng Bacillus subtilis cho thấy hiệu quả tích cực trong việc giảm áp lực gây bệnh trong ruột, duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột, ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Loại lợi khuẩn này có thể sống sót trong điều kiện khắc nghiệt, căng thẳng về nhiệt trong quá trình ép viên và tương thích với các tác nhân thức ăn như axit hữu cơ…, được sử dụng rộng rãi trong chế độ ăn của gia súc, gia cầm.
CHẾ PHẨM VI SINH SINH CHỨA BÀO TỬ BACILLUS SUBTILIS
Từ những đặc điểm và ứng dụng của bào tử Bacillus subtilis trong chăn nuôi, GEBIO đã nghiên cứu và cung cấp ra thị trường sản phẩm chế phẩm vi sinh dùng để ủ thức ăn và bổ sung vi sinh vật có lợi cho gia súc, gia cầm.
Chế phẩm vi sinh trong giai đoạn chưa hoạt động được trộn với thức ăn đi vào hệ tiêu hóa vật nuôi, trong đường ruột, dạng bào tử sẽ bắt đầu hoạt động, sinh trưởng và thực hiện chức năng hỗ trợ tiêu hóa, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Hiện nay, nhiều trang trại đã chuyển sang hình thức chăn nuôi hướng hữu cơ nhằm nâng cao năng suất, hạn chế rủi ro bệnh tật ngày càng nhiều, đồng thời đáp ứng chủ trương không sử dụng chất kháng sinh kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi của nhà nước. Thịt heo, thịt gà từ trang trại sử dụng sản phẩm vi sinh có giá trị dinh dưỡng cao, không chứa chất tăng trọng, không dư thừa kháng sinh, thịt có màu đỏ tự nhiên; do đó tạo ra nguồn thực phẩm sạch, chất lượng cao.
Bà con nông dân tại các địa phương có thể mở rộng mô hình chăn nuôi sử dụng các chế phẩm vi sinh để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Bà con và quý khách vui lòng tham khảo các sản phẩm vi sinh của GEBIO tại đây: https://mtx.vn/product/che-pham-vi-sinh-u-thuc-an-chan-nuoi-gebio-men/ hoặc gọi điện thoại để được GEBIO tư vấn phù hợp với từng mô hình của bà con và quý khách.